Pages

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Phương pháp bản quản cá để làm sushi

Ngày nay món sushi ngày càng phổ biến và được nhiều người mua để sử dụng. Thay vì ăn những miếng sushi bán trong siêu thị khuyến mãi đầy nghi ngờ, tại sao bạn không tự tay trổ tài làm sushi ngay tại nhà để thưởng thức nhỉ. Công thức thì không quá khó bởi chúng hầu như không phải chế biến, còn nguyên liệu muốn tươi ngon an toàn thì có thể đến mua tại các cửa hàng thực phẩm sạch.

Sushi siêu thị khuyến mãi rất khó để xác định đúng chất lượng

1.  Lưu ý khi chọn cá

Chọn cá sống: Vì chất lượng của món ăn, các bạn chỉ nên chọn mua cá còn sống tại các cửa hàng thực phẩm sạch và nhớ kiểm tra phần da cá để biết cá có bệnh hay không. Ngoài ra, nếu phải mua cá đông lạnh thì chỉ nên mua phần phi lê thân (được làm riêng cho các món sushi hoặc tại một số cửa hàng Nhật càng tốt)

Chọn cá theo từng mùa: mỗi loại cá có một mùa phát triển và thu hoạch riêng, do đó hãy tìm hiểu xem mùa của thời điểm hiện tại để có được chất lượng cá tốt nhất

Cách bảo quản tại cửa hàng: Thực phẩm tươi sống rất dễ hỏng đặc biệt là cá, nên bạn chỉ mua cá được bảo quản trên đá tảng, không phải đá đang tan chảy. Ngoài ra, cá cần được bọc lại bằng màng chắn để không bị nhiễm khuẩn.

Ngửi mùi của cá: Cá càng có mùi tanh, thì càng kém tươi.

Quan sát mắt cá: phần lớn mắt cá thường lồi lên rõ ràng thể hiện cá tươi. Chỉ có một số loại như cá răng nhọn mới có mắt đục do bản chất.

Cảm nhận thịt cá: Thịt của cá phải chắc và sáng bóng, có độ đàn hồi nhất định khi ấn xuống. Nếu thịt chắc nhưng không sáng, cá có thể bị đông lạnh ở một vài điểm. Nếu thịt cá mà nhão thì không đủ tươi để làm sushi. Đây chính là điểm đáng nghi nhất với hầu hết các loại sushi bán tại các siêu thị khuyến mãi.

Kiểm tra mang cá và huyết cá: mang cá phải đỏ và không được nhờn hay nhớp vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh hoặc thịt cá đã bị hỏng. Huyết cá ở gần hoặc xung quanh mang cá phải đỏ đậm, nếu nó hồng thì cá có thể bị làm đông trong đá quá lâu.

Kiểm tra màu sắc: Tránh sử dụng hải sản có màu xanh hoặc vàng hoặc màu tối ở phần thịt làm sushi. Kiểm tra những loại cá mà có màu đỏ tươi bất thường. Một số loại cá được xử lý bằng carbon đơn chất, làm cho cá có màu đỏ không tự nhiên, cách này có thể biến cá cũ thành cá tươi ngon.

Để đảm bảo nhất, các bạn chỉ nên mua cá làm sushi tại các cửa hàng thực phẩm sạch và chuyên nghiệp, tránh mua ở chợ hoặc cửa hàng cá nhỏ.

Những cửa hàng thực phẩm sạch sẽ có cách bảo quản các loại thịt cá tốt nhất

2. Phương pháp bảo quản cá

Luôn giữ cá trong tủ lạnh để giảm thiểu việc nhiểm khuẩn – đặc biệt với món cá sushi. Nên bảo quản trong các ngăn mát có đèn tia cực tím để đảm bảo chất lượng cá tốt hơn. Nếu các siêu thị khuyến mãi bán món này mà không có được trang bị tương tự thì chắc chắn là không nên thử. Bảo quản trong tủ lạnh tối đa trong hai ngày. Nếu dài hơn, bạn hãy bọc cá bằng giấy chống thấm hoặc giấy bạc và giữ trong ngăn đá tạm thời. Để rã đông hiệu quả, bạn nên đặt cá xuống ngăn mát (đèn cực tím càng tốt) hoặc dùng lò vi sóng rã đông từ từ cho đến khi đủ mềm để cắt. Không cắt cá khi còn quá cứng hay rã bằng lò vì sóng quá lâu.

Điểm thú vị từ chuyển phát nhanh

Dịch vụ chuyển phát nhanh khác với các gói dịch vụ gửi thông thường là thời gian toàn trình ngắn và được xác định. Chuyển phát nhanh luôn kèm với "chuyển phát đảm bảo", nghĩa là nếu địa chỉ nhận không có gì trục trặc thì bưu phẩm phải đến nơi và có chữ ký, họ tên của người đã nhận hàng và thời gian nhận hàng. Chuyển phát nhanh, phát chuyển nhanh hay giao nhận nhanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn thu gom, chia chọn, vận chuyển và phát, bằng các phương tiện vật lý, thông tin dưới dạng văn bản và bưu kiện, gói hàng hóa có yếu tố nhanh về thời gian và có độ tin cậy cao.

Chuyển phát nhanh là hoạt đông giao nhận đảm bảo về thời gian và độ tin cậy

Trong khi dịch vụ chuyển phát thường, bưu chính uỷ thác, bưu kiện đảm bảo, có thời gian toàn trình dài hơn nhiều và các nhà cung cấp ít khi đưa ra 1 khoảng thời gian cam kết xác định.

Nếu không làm được như vậy thì khách hàng có quyền khiếu kiện nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát. Có nhiều trường hợp thư dán tem còn đến nhanh ngang với chuyển phát nhanh nhưng thư tem là loại chuyển phát không đảm bảo - nhà cung cấp không chịu trách nhiệm về việc thư dán tem có đến hay không. Cho nên, tuy thư tem đã là 1 quy trình xác định và tỉ lệ mất thư tem cũng không nhiều nhưng đối với những giấy tờ quan trọng, khách hàng sẽ phải lựa chọn hình thức dịch vụ chuyển phát nhanh.

1.    Chuyển phát nhanh có gì thú vị?

Các phương tiện hỗ trợ cho dịch vụ chuyển phát nhanh chủ yếu là xe máy, ô tô, máy bay. Xe máy thường được dùng cho chuyển phát nhanh nội thị, ô tô nhỏ là xe thư báo - dùng kết hợp với xe máy trong trường hợp hàng hóa nhiều và nặng, ô tô lớn dùng cho việc chuyển phát bưu phẩm giữa các tỉnh lân cận, máy bay dùng đối với các thành phố xa nhau hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Dịch vụ chuyển phát nhanh sử dụng các tiện ích về phương tiện để hỗ trợ


Trước đây, để gửi bưu phẩm chuyển phát nhanh, người gửi phải tới bưu cục để gửi và sau đó, bưu cục phát sẽ gửi 1 giấy báo tới người nhận để người nhận ra bưu cục phát nhận hàng. Giờ đây, khi dịch vụ chuyển phát nhanh phát triển mạnh mẽ, hầu như nhà cung cấp nào cũng có thể đến tận nơi gửi để lấy hàng và đến tận nơi nhận để phát hàng. Chuyển phát nhanh cũng đi kèm với các dịch vụ giá trị gia tăng như phát hẹn giờ (phát đúng thời điểm người gửi yêu cầu), báo phát (cung cấp cho người gửi xác nhận về người nhận và thời điểm nhận bằng văn bản), phát hàng thu tiền (thu hộ người gửi một khoản tiền - thường là tiền thanh toán cho chính hàng hóa được gửi).

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Vận chuyển là gì bạn cần phải nắm rõ

Hãy cùng thử tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé. Nhu cầu về dịch vụ vận chuyển hay giao nhận của con người là rất cao và ngày một tăng lên nên cũng không có gì khó hiểu khi càng ngày loại hình dịch vụ này lại càng phát triển như vậy. Tuy sử dụng nhiều, không phải ai cũng đã hiểu hết được về loại hình dịch vụ đặc biệt này. 

1.    Về vận chuyển và vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển (tiếng anh gọi là freigh ) là cách gọi việc chuyển người/hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác với nhiều hình thức, nhiều phương tiện chuyên chở khác nhau như: xe tải, tàu, thuyền, máy bay… trên các loại hình giao thông khác nhau như đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không.
Vận chuyển hàng hóa là một trong những phần nhỏ của vận chuyển. Đây chính là hình thức di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng ở một địa điểm nào đó đến nơi nhận hàng ở địa điểm khác. Thông thường các doanh nghiệp sẽ không tự mình làm việc này mà sẽ nhờ đến các công ty dịch vụ vận chuyển hàng hóa để sử dụng dịch vụ với sự ký hợp đồng vận chuyển giữa hai bên nhận gởi. 

Dịch vụ vận chuyển là ngành dịch vụ quan trọng của kinh tế

Hàng hóa sẽ được dịch vụ vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau nhưng luôn đảm bảo phải được an toàn và đến đúng nơi thỏa thuận. Hàng hóa tiêu dùng được đưa đến các trung tâm mua bán, các đại lý…Nguyên vật liệu sản xuất được được khai thác và vận chuyển từ vùng nguyên liệu đến nơi địa điểm sản xuất… Tất cả các hoạt động này đều có liên quan đến vận chuyển hàng hóa.

2.    Khai thác dịch vụ vận chuyển hàng hóa

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa được khai thác bởi các công ty vận tải, giao nhận

Dịch vụ vận chuyển hay dịch vụ vận chuyển hàng hóa là bên trung gian nhận vận chuyển hàng từ nơi này đến nơi khác nhằm phục vụ cho mọi hoạt động mua bán hàng hóa. Quá trình này có rất nhiều đối tượng tham gia, chẳng hạng như
Người mua hàng (buyer): đây chính là người mua đứng tên trong hợp đồng thương mại và trả phí cho món hàng.
Người bán hàng (seller): là người đứng tên bán trong hợp đồng thương mại
Người gửi hàng (consignor): là người chịu trách nhiệm ký hợp đồng vận tải với Người giao nhận vận tải
Người nhận hàng (consignee): người có quyền hoặc được ủy quyền nhận hàng hóa.
Người đi gửi hàng (shipper): đây là người gửi hàng trực tiếp ký hợp đồng với bên vận tải.
Người vận tải, hay người chuyên chở (carrier): là người chịu trách nhiệm vận chuyển hàng từ điểm giao đến điểm nhận theo thỏa thuận trên hợp đồng.

Người giao nhận vận tải: Người này đóng vai trò trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển, nhưng đứng tên người gửi hàng (shipper) trong hợp đồng với người vận tải.