Khoan nghĩ đến thai nhi, bạn cần ăn cho cơ thể của mình trước tiên
Không lúc nào trong đời bạn phải mệt mỏi, ốm yếu trong suốt một thời gian dài như mang thai. Để đáp ứng với nhu cầu thực tế khi thai nhi mỗi ngày một lớn, mẹ bầu cần phải ăn cho chính mình và cả bé yêu.
Lúc này nhu cầu của mẹ bầu cần tăng khoảng 15% hoặc 500 calo/ngày, và nó không có nghĩa là tăng lượng thức ăn hằng ngày như quan niệm xưa nay.Việc ăn quá ít hoặc quá nhiều trong 9 tháng bầu bí đều nảy sinh những hậu quả đáng lo ngại. Vì vậy, việc thiết lập một chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học, cân bằng là điều vô cùng quan trọng với bà mẹ mang thai.
Dù bạn ăn gì trong ngày thì cũng cần phải nạp đủ các chất đạm, đường, tinh bột. Chất đạm sẽ cung cấp các dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.Năng lượng các hoạt động của mẹ bầu được cung cấp đủ bởi chất đường và tinh bột. Các thực phẩm chứa chất khoáng, đặc biệt là các loại vitamin C, sắt cũng có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan nội tạng của bà mẹ mang thai.
Khi làm việc cần nạp thức ăn vào cơ thể
Năng lượng có thể bị tiêu hao dần trong khoảng thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 5 giờ tối. Vì vậy, đừng quên việc tái nạp nguồn năng lượng cho hai mẹ con trong những giờ nghỉ giải lao.
Chị em có thể tích trữ trong ngăn kéo bàn làm việc một số đồ ăn như bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên chất, trái cây sấy khô các loại hạt rang, sữa nhiều can-xi…
Bạn đừng quên chuẩn bị những thực phẩm tươi nếu nơi bạn làm có trang bị tủ lạnh nước trái cây không đường, sữa chua, phô mai mềm, trái cây tươi.
Cứ cách nửa tiếng, chị em cần đứng dậy đi lại tại chỗ hoặc tranh thủ thức thưởng chút đồ ăn vặt để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Những thực phẩm không cung cấp đủ năng lượng nên loại khỏi thực đơn
Những thực phẩm nghèo năng lượng không giúp ích gì cho mẹ bầu nên cần thiết phải bổ sung. Vì chúng chỉ chứa các chất đường hoặc chất tạo ngọt và tinh bột để tăng khẩu vị món ăn chứa không đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho bạn và thai nhi. Bên cạnh đó,nó còn làm trọng lượng của mẹ bầu tăng đột biến và gây nhiều nguy cơ rủi ro cho bé. Các loại thực phẩm cần tránh là:
– Các loại đồ uống, nước ngọt có ga, nước trái cây đóng hộp.
– Các loại bánh kẹo, mứt trái cây tẩm đường.
– Kem và sôcôla.
– Thực phẩm đóng hộp.
Nước là thứ bạn không thể quên nạp vào cơ thể đâu nhé.
Lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng khoảng 50% khi họ mang thai. Vì vậy, việc duy trì đủ lượng nước cho toàn bộ cơ thể là điều vô cùng quan trọng.
Uống đủ nước sẽ hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
Nguyên tắc vàng trong nhà bếp dành cho mẹ bầu
– Luôn vệ sinh định kỳ dụng cụ làm bếp, tủ lạnh, khu vực nấu nướng để đảm bảo các loại vi khuẩn độc hại không tấn công.
– Lọc nhiều hết sức có thể lượng mỡ trong thức ăn trước khi nấu. Hớt bỏ lớp váng mỡ trên bề mặt canh, súp (nếu có).
– Khi nấu các món chiên, xào, rán nên dùng các loại nồi, chảo chống dính và cho thật ít dầu ăn, mỡ.
– Thay vì chiên mỡ, nướng trên bếp nóng, bạn có thể dùng lò vi sóng để làm chín thức ăn.
– Cho thêm sữa bột vào các loại đồ uống có sữa để tăng hàm lượng can-xi cần thiết.
– Lựa chọn các sản phẩm từ sữa ít béo thay vì nhiều chất béo và đường.
– Ưu tiên sử dụng các thực phẩm tươi sống, được chế biến mỗi ngày thay vì đồ đông lạnh. Chế biến đến đâu ăn hết đến đó, không ăn đồ ăn hâm nóng nhiều lần.
Ngoài ra theo các chuyên gia chia sẻ để mẹ bầu luôn mạnh khỏe bạn hãy mua các gói khám sức khỏe định kỳ, gói khám sức khỏe tổng quát tại khamodau.yduc.vn. Trang chuyên cung cấp các gói khám sức khỏe định kỳ, gói khám sức khỏe tổng quát, gói khám sản phụ khoa… Chúc mẹ bầu luôn mạnh khỏe.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét